Có một câu hỏi làm đau đầu tranh luận mãi mà chưa giải được, đó là 1 ca lu được bao nhiêu khối đất. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết thêm về các nội dung này nhé.
1 ca lu được bao nhiêu khối đất
Câu hỏi:
Trong công tác đất : khi đắp 1m3 đất dạt k thì theo mình khối lượng đất nguyên thổ cần dùng là 1*hệ số lu lèn . Nhưng khi mình tính khối lượng đất trên xe đổ xuống thì khác ( trường hợp mua đất của các đơn vị #) muốn đắp được 1m3 đất dạt k thì đất trên xe đổ xuống phải là 1*hstơixốp*hslulèn. nhưng sếp mình thì bảo hệ số lu lèn trong dự toán (1,1 k90 ; 1,3k95 ; 1,6k98) là hệ số tơi xốp rồi . thực tế thi công mà tính như thế thì sai khác rất nhiếu , mình ko nhớ là đất nguyên thổ có phải là đất chặt nhất ko , các bạn giúp mình nhé.
Trả lời:
Câu chuyện mà bạn nêu là một câu chuyện có thật, xảy ra ở rất nhiều dự án, và gây ra không ít tranh cãi.
Cũng đã có không ít nhà thầu đã phải “ôm hận” về cách tính toán không được chính xác của đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm định, tư vân giám sát, chủ đầu tư hoặc thanh tra…
Khi đất ở trạng thái nguyên thổ (ở nền đào hoặc bãi lấy/khai thác đất) nó có độ chặt tự nhiên là K(nt), khối lượng thể tích khô ở trạng thái nguyên thổ là Gama(nt) – có thể thí nghiệm độ chặt tự nhiên này.
Đất này mang đi thí nghiệm đầm chặt/đầm nén tiêu chuẩn sẽ tìm được khối lượng thể tích khô lớn nhất Gama(0) – tương ứng với độ chặt K=1 (hoặc 100%).
Khi đào đất này lên để vận chuyển đi nơi khác (đến bãi thải hoặc đoạn nền đắp) đất tăng thể tích, sẽ tơi xốp ra, và có khối lượng thể tích xốp ở trạng thái khô là Gama(x) – có thể thí nghiệm khối lượng thể tích xốp này.
Lấy Gama(nt) chia cho Gama(x) chúng ta sẽ có hệ số rơi xốp Kx của đất. Với mỗi loại đất khác nhau/có trạng thái nguyên thổ khác nhau, dùng máy đào đất khác nhau hệ số này sẽ rất khác nhau.
Đất ở thùng xe đổ xuống hiện trường, sẽ được san rải trước khi lu lèn.
Để có được 1m3 đất nền đường đạt độ chặt yêu cầu (Kyc), ta sẽ cần:Gama(0).Kyc/Gama(x)
Để có được những hệ số này một cách chính xác, phải tiến hành thí nghiệm với mỗi công trình cụ thể, và theo mật độ thí nghiệm như đã quy định trong TCVN 4447:1987.
Các hệ số trong ĐMDT XDCB chỉ là các hệ số dùng để tham khảo. Tư vấn thiết kế mà dùng các hệ số này trong đồ án thiết kế kỹ thuật là điều khó có thể chấp nhận, làm cho công trình thực tế sai khác nhiều so với đồ án thiết kế.
Như Bác nbc đã nói, trước đây, vấn đề này được tranh cãi rất nhiều vì định mức nhà nước ban hành giải thích không rõ. Thậm chí ở Huê,́ các nhà thầu còn mở cuộc họp để kiến nghị về vấn đề này. Nhưng từ khi ban hành định mức 1242 (hiện đang hiệu lực) thì mọi việc đã rõ.
Bạn tìm trong mục hướng dẫn áp dụng ĐM vấn chuyển đất bằng ô tô tự đổ của ĐM1242 sẽ thấy giải thích:
Hệ số 1,13 với K95 và 1,16 với đất đắp K98 (bạn xem lại 1,3 cho K95 và 1,6 cho K98 của bạn ghi ở trên có lẽ chưa ổn) được tính đổi từ đất nguyên thổ (đất nguyên thổ được qui ước có độ chặt trung bình là K85). Trong đó cũng ghi rõ: Hệ số tơi xốp trong quá trình vận chuyển đã được tính đến trong định mức ca máy (ô tô vận chuyển).
Như vậy, trong quá trình lập dự toán chỉ cần lấy khối lượng cần đắp hoàn thiện nhân với hệ số tính đổi ở trên (không cần quan tâm vấn đề tơi xốp) để xác định khối lượng đất cần mua và vận chuyển (tính theo đất nguyên thổ).
Đối với nhà thầu, trong hồ sơ dự thầu phải ước tính sơ bộ hệ số tơi xốp để trình bày các giải pháp thi công. Trong quá trình thi công tại hiện trường, để tổ chức thi công tốt cũng cần xác định hệ số này thông qua thí nghiệm hoặc thông qua thi công thí điểm một đoạn đôí với mỗi mỏ đất.
Xin lưu ý trong ĐMDT không bao giờ người ta qui định về hệ số lu lèn.
Cho nên, có thể xếp của bạn có đọc nhưng đọc chưa đến trang bàn về các hệ số này.
Nhưng từ khi ban hành định mức 1242 (hiện đang hiệu lực) thì mọi việc đã rõ.
Bạn tìm trong mục hướng dẫn áp dụng ĐM vấn chuyển đất bằng ô tô tự đổ của ĐM1242 sẽ thấy giải thích:
Hệ số 1,13 với K95 và 1,16 với đất đắp K98 (bạn xem lại 1,3 cho K95 và 1,6 cho K98 của bạn ghi ở trên có lẽ chưa ổn) được tính đổi từ đất nguyên thổ (đất nguyên thổ được qui ước có độ chặt trung bình là K85). Trong đó cũng ghi rõ: Hệ số tơi xốp trong quá trình vận chuyển đã được tính đến trong định mức ca máy (ô tô vận chuyển).
Trên đây là một số chia sẻ 1 ca lu được bao nhiêu khối đất. Mong rằng bài viết mang lại chút thông tin hữu ích cho bạn.
Xem thêm >>